Trong cuộc cạnh tranh kinh doanh ngày càng khốc liệt, chiến lược giảm giá sản phẩm trở thành một công cụ tiếp thị thông minh để tăng doanh số bán hàng, mở rộng thị phần và thu hút tệp khách hàng mới cho doanh nghiệp. Vậy làm thế nào để doanh nghiệp có cách tính phần trăm giảm giá sản phẩm một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất? Hãy cùng Mento khám phá chủ đề này qua bài viết dưới đây.
1. Tỷ lệ phần trăm là gì?
Phần trăm là một khái niệm trong toán học, được định nghĩa như sau: Trong toán học, phần trăm là một tỉ số được biểu diễn dưới dạng phân số, với mẫu số là 100. Ký hiệu thông thường để biểu thị phần trăm là “%”.
Ví dụ: Giá trị phần trăm 50% (đọc là “năm mươi phần trăm”) tương đương với phân số 50/100, hay có thể viết thành ½, cũng có thể được biểu diễn dưới dạng số thập phân là 0,5.
Phần trăm thường được sử dụng để biểu thị sự tương quan về độ lớn giữa một lượng so với một lượng khác. Ví dụ, nếu ta muốn diễn tả rằng có 50 viên bi màu xanh trong một túi chứa tổng cộng 100 viên bi, ta có thể nói rằng số bi màu xanh chiếm tỷ lệ 50% trong tổng số viên bi đó.
2. Khi nào doanh nghiệp cần có chương trình giảm giá sản phẩm
Theo một nghiên cứu của Software Advice, 97% người tham gia khảo sát đều đồng ý rằng “giảm giá là một chiến lược hiệu quả cho các nhà bán lẻ”. Vì vậy, chiến lược giảm giá là một yếu tố quan trọng đối với các doanh nghiệp và cần được thực hiện đúng thời điểm và với mục đích đúng để đạt được hiệu quả kinh doanh. Thông thường, các doanh nghiệp thường áp dụng chiến lược giảm giá trong các tình huống sau đây:
- Khi công ty ra mắt dịch vụ/sản phẩm mới: Giảm giá có thể được sử dụng để thu hút khách hàng và tạo sự quan tâm đối với dịch vụ hoặc sản phẩm mới. Điều này giúp tạo đà cho doanh nghiệp và khách hàng có cơ hội trải nghiệm và đánh giá sản phẩm.
- Khi khai trương cửa hàng: Đối với việc mở cửa hàng mới, giảm giá có thể là một cách để thu hút khách hàng đến thăm và mua sắm. Điều này giúp tạo sự chú ý và tạo dấu ấn ban đầu trong cộng đồng địa phương.
- Xử lý hàng tồn kho: Khi doanh nghiệp có hàng tồn kho lâu ngày hoặc hàng sắp hết hạn sử dụng, giảm giá có thể được áp dụng để thúc đẩy việc tiêu thụ và giảm thiểu tổn thất.
- Tăng độ nhận diện thương hiệu: Chiến lược giảm giá cũng có thể được sử dụng để tăng sự nhận diện và nhận thức về thương hiệu. Qua việc tạo ra các ưu đãi hấp dẫn, doanh nghiệp có thể thu hút khách hàng mới và xây dựng lòng trung thành từ khách hàng hiện có.
- Khi đối thủ cạnh tranh có nhiều chương trình thu hút khách hàng: Trong trường hợp đối thủ cạnh tranh đang triển khai nhiều chương trình khuyến mãi để thu hút khách hàng, doanh nghiệp có thể sử dụng chiến lược giảm giá để duy trì sự cạnh tranh và không bị tụt lại trong cuộc đua thu hút khách hàng.
Đừng bỏ lỡ: Bí quyết tạo chương trình khuyến mãi hấp dẫn: Thu hút khách hàng và tăng doanh số
3. Các chiến lược giảm giá sản phẩm hiệu quả trong kinh doanh
Để tạo sự hấp dẫn cho chiến dịch giảm giá sản phẩm, dưới đây là một số gợi ý về các chiến dịch giảm giá mà Mento đề xuất:
3.1 Giảm giá theo mùa vụ
Đây là một trong những chiến lược giảm giá hiệu quả mà các doanh nghiệp thường áp dụng để kích cầu mua sắm trong các dịp lễ lớn như Lễ Quốc khánh, Giáng sinh, hay các mùa cao điểm như mùa Hè, khởi đầu năm học (Back to school), Black Friday, v.v. Chiến lược giảm giá theo mùa còn giúp bạn xử lý hàng tồn kho từ mùa trước và chuẩn bị cho mùa bán hàng tiếp theo.
3.2 Flash Sale
Flash sale hoặc giảm giá chớp nhoáng là một chiến lược giảm giá tuyệt vời dành cho các doanh nghiệp có nguồn hàng lớn và muốn bán hàng nhanh chóng. Đây là một phương pháp hấp dẫn, kích thích tâm lý của khách hàng và thúc đẩy họ săn đón sản phẩm với “giá cực kỳ hấp dẫn”. Điều này yêu cầu khách hàng phải mua hàng nhanh chóng để không bỏ lỡ cơ hội nhận được mức giá tốt.
3.3 Giảm giá thanh toán trước hạn
Đây là phương thức giảm giá được áp dụng khi khách hàng mua sản phẩm/dịch vụ và thanh toán trước hạn theo quy định, để nhận được mức giá ưu đãi hấp dẫn. Thường thấy phương thức giảm giá này được áp dụng trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo.
Giảm giá trong khoảng thời gian nhất định: Phương thức này khuyến khích khách hàng mua sắm và tăng tỷ lệ mua hàng trong một khoảng thời gian cụ thể. Việc áp dụng giảm giá trong thời gian nhất định có thể thu hút được số lượng khách hàng đông đảo. Tuy nhiên, doanh nghiệp cần có một chiến lược rõ ràng để cân nhắc lợi nhuận sau khi kết thúc chiến dịch giảm giá.
3.4 Giảm giá khi mua nhiều sản phẩm
Với chiến lược giảm giá này, khách hàng sẽ được hưởng mức độ giảm giá cao hơn khi mua số lượng nhiều. Hình thức này thúc đẩy quyết định mua hàng của khách hàng với số lượng lớn. Thông thường, doanh nghiệp sẽ áp dụng giảm giá theo combo hoặc giảm giá khi khách hàng mua nhiều sản phẩm cùng loại.
Tham khảo thêm: Hướng dẫn tạo chương trình khuyến mãi cho khách hàng hiệu quả
4. Cách tính phần trăm giảm giá sản phẩm nhanh nhất
4.1 Cách tính phần trăm giảm giá thứ nhất
Công thức tính số tiền sau giảm giá được thể hiện như sau: Số tiền sau giảm giá = Giá gốc x ((100 – phần trăm giảm giá) / 100).
Để tính số tiền sau khi đã trừ phần trăm giảm giá, ta cần biết hai yếu tố chính: giá gốc của hàng hóa và phần trăm giảm giá.
Ví dụ: Khi bạn mua một chiếc váy có giá gốc là 500.000đ, và cửa hàng đang áp dụng chương trình giảm giá 10% cho mỗi sản phẩm. Để tính số tiền mà bạn cần phải trả cho cửa hàng, ta thực hiện các bước sau đây:
- Bước 1: Tính phần trăm cần trả sau giảm giá: 100% – 10% = 90% = 90/100 = 0,9.
- Bước 2: Áp dụng công thức, ta tính được số tiền sau khi được giảm giá: 500.000đ x 0,9 = 450.000đ.
Ngoài ra, có thể sử dụng công thức trên để tính tiền giảm giá mà cửa hàng đã áp dụng cho khách hàng như sau:
Số tiền được giảm giá = số tiền gốc x phần trăm giảm giá = 500.000đ x 0,1 = 50.000đ.
4.2 Cách tính phần trăm giảm giá thứ hai
Công thức tính số tiền sau giảm giá được thể hiện như sau: Số tiền sau giảm giá = Giá gốc – (Giá gốc x phần trăm giảm giá).
Với công thức này, ta hiểu rằng số tiền sau khi giảm giá được tính bằng cách trừ số tiền giảm giá từ giá gốc.
Số tiền giảm giá được tính bằng cách nhân giá gốc với phần trăm giảm giá.
Ví dụ: Tiếp tục với ví dụ trước, áp dụng công thức tính phần trăm giảm giá, ta có:
Số tiền sau giảm giá = 500.000đ – (500.000đ x 0,1) = 450.000đ.
5. Cách tính phần trăm giảm giá sản phẩm trong Google sheet và Excel
Ngày nay, để tính tỷ lệ phần trăm một cách chính xác và nhanh chóng, bạn có thể sử dụng phần mềm máy tính như Excel hoặc Google Sheets. Điều này giúp bạn tiết kiệm thời gian và tránh sai sót khi làm việc với các tập tin dữ liệu lớn.
Ví dụ: Giả sử cửa hàng quần áo đang thực hiện chiến dịch giảm giá sản phẩm lên đến 50%. Để tính phần trăm giảm giá cho từng mặt hàng, bạn có thể nhập các dữ liệu vào Excel như sau.
Cách 1: Số tiền sau khi giảm giá = Giá gốc x ((100 – phần trăm giảm giá) / 100)
- Vì vậy, trong ô tính toán số tiền sau khi giảm giá, bạn có thể nhập công thức như sau: = A3 * ((100 – B2) / 100)
- Ở đó, A3 đại diện cho ô chứa giá gốc và B2 đại diện cho phần trăm giảm giá.
Sau đó bạn chỉ cần copy công thức cho các ô bên dưới để tính cho toàn bộ bảng dữ liệu.
Đừng bỏ lỡ: Khám phá những hình thức khuyến mãi độc đáo trong chiến lược Marketing
Cách 2: Số tiền sau giảm giá = Giá gốc – Giá gốc x phần trăm giảm giá
Tại ô thành tiền bạn nhập: = A3-A3*B3/100
Tương tự bạn chỉ cần copy công thức cho các ô dưới để thu được kết quả nhanh nhất.
6. Gợi ý phần mềm tính phần trăm giảm giá sản phẩm nhanh nhất
Chương trình giảm giá sản phẩm đóng vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc tính toán giảm giá trên các file dữ liệu có quy mô lớn có thể gây khó khăn và tốn thời gian đối với nhân viên kinh doanh và chủ doanh nghiệp nếu thực hiện thủ công mà không có sử dụng phần mềm quản lý thanh toán.
Sử dụng phần mềm quản lý thanh toán của Mento sẽ giúp giải quyết mọi khó khăn trong việc tính toán phần trăm giảm giá cho doanh nghiệp một cách nhanh chóng và hiệu quả.
Tổng kết
Trên đây là những chia sẻ từ Mento về cách tính phần trăm giảm giá sản phẩm nhanh chóng và hiệu quả cho doanh nghiệp. Hy vọng bài viết này sẽ mang đến cho bạn nhiều kiến thức bổ ích cho hoạt động kinh doanh của bạn. Đừng quên chia sẻ bài viết thú vị này với mọi người nhé.